Các ngành về thú y và chăn nuôi là những ngành học chưa thực sự thu hút. Kể cả các sinh viên hay những nhân viên đi làm. Thế nhưng tiềm năng phát triển của nghành nghề này ngày một cao hơn khi mà việc nuôi thú cưng, chăn nuôi gia súc, gia cầm ngày một tăng lên.
Nội dung tóm tắt
Đối với ngành thú y
Hiện nay với tình hình xã hội phát triển thì đang rất cần nguồn nhân lực về bác sĩ thú y mà có chuyên môn cao về thú y, bao gồm việc thực hiện được các thao tác trong phòng thí nghiệm; hoặc chẩn đoán các loại bệnh lí thông thường; biết cách sử dụng một số dược phẩm, hoặc hóa chất, vaccin để có thể phòng trị bệnh cho các loài động vật.
Ngành thú y ngày càng có nhiều cơ hội việc làm
Cũng như có thể xây dựng chương trình thú y dành tiêng cho trại chăn nuôi; đồng thời có hiểu biết về các luật thú y, thông thạo thị trường thuốc thú y, thị trường chăn nuôi; có kiến thức chuyên sâu về tiếp thị, giao tiếp; có kiến thức về một số ngành liên quan gần như chăn nuôi gia súc, chăn nuôi thú cảnh, nuôi thủy sản, trồng trọt.
Việc làm: Theo như tin tức hiện nay thì bác sĩ thú y có thể xin được làm việc tại cơ quan thú y (ví dụ như Cục, Viện nghiên cứu, Chi cục thú y Tỉnh, Trạm thú y quận huyện), hoặc tại các phòng mạch hoặc là bệnh xá (hay bệnh viện) về thú y, các phòng xét nghiệm thú y y khoa, tham gia vào các hoạt động buôn bán sản xuất và kinh doanh các loại thuốc thú y, đến khu bảo tồn động vật hoang dã hay thảo cầm viên, cơ quan nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật thú y, cơ sở chăn nuôi, cơ sở chế biến thực phẩm, chế biến thủy hải sản, các cơ sở bảo vệ môi trường sinh thái.
Đối với ngành chăn nuôi
– Chuyên ngành công nghệ sản xuất động vật (Chăn nuôi)
Hiện nay thị trường đang rất cần được cung cấp nguồn nhân lực. Đặc biệt có năng lực chuyên môn hóa cao về chăn nuôi, bao gồm việc có thể thực hiện các thao tác chính xác phòng thí nghiệm. Xây dựng và thực hiện, có thể chỉ đạo việc thực hiện các qui trình về chăn nuôi cho các loài thú nông nghiệp.
Ngành học về thú y và chăn nuôi rất hấp dẫn
Có hiểu biết rộng về thế nào là di truyền giống, thức ăn dinh dưỡng và kỹ thuật chăn nuôi; hiểu biết về thị trường chăn nuôi; kiến thức về tiếp thị, giao tiếp; Có kiến thức về một số ngành liên quan gần như các bệnh thông thường của thú nuôi, chăn nuôi thú cảnh, nuôi thủy sản, trồng trọt.
– Chuyên ngành công nghệ sản xuất thức ăn chăn nuôi
Có thể cung cấp được nguồn nhân lực gồm những kỹ sư chăn nuôi giỏi và chuyên sâu. Về lĩnh viẹc khoa học dinh dưỡng dành riêng động vật. Có thể nghiên cứu và ứng dụng được công nghệ trong tổ hợp và sản xuất thức ăn chăn nuôi. Cùng với am hiểu về công tác giống, công tác kỹ thuật nuôi,… Góp phần tăng năng suất vật nuôi, nâng cao hiệu quả kinh tế. Ngoài ra còn tạo sức cạnh tranh mạnh mẽ trong thời kỳ hội nhập kinh tế toàn cầu.