Khối B gồm những ngành nào? Cách chọn ngành nghề phù hợp cho thí sinh khối B?

Hiện nay vẫn còn rất nhiều thí sinh khối B đang phân vân về việc lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai. Vậy, Khối B gồm những ngành nào? Cách chọn ngành nghề phù hợp cho thí sinh khối B là gì? Hãy cùng tìm lời giải đáp qua bài viết phía dưới.

Nội dung tóm tắt

Khối B gồm những tổ hợp môn nào?

Trước khi tìm hiểu khối B gồm những ngành gì, chúng ta cùng tìm hiểu về những tổ hợp của khối B để có hành trang tốt nhất trong kỳ thi sắp tới.

Thông thường, khối B sẽ bao gồm 3 môn: Toán, Sinh Học và Hoá Học. Tuy nhiên hiện nay để phù hợp với từng ngành riêng biệt, khối B đã cso thểm nhiều tổ hợp môn mới để các thí sinh có thể lựa chọn như sau:

  • B00: toán, hoá học, sinh học
  • B01: toán, sinh học, lịch sử
  • B02: toán, sinh học, địa lí
  • B03: toán, sinh học, ngữ văn
  • B04: toán, sinh học, giáo dục công dân
  • B05: toán, sinh học, khoa học xã hội
  • B08: toán, sinh học, tiếng anh

Khối B gồm những ngành nào?

Khối B là một trong những khối thi yêu thích của rất nhiều sĩ tử. Dưới đây là danh sácg các ngành học của khối B để các thí sinh có thể tham khảo và lựa chọn.

Ngành Y – Dược

Đây là một trong những ngành học được yêu thích nhất của khối B. Lý do là bởi khi theo học ngành Y Dược, các bạn sẽ có vô vàn cơ hội việc làm sau khi ra trường. Tuy đầu vào khá khó khăn, tỉ lệ cạnh tranh cao cũng như việc học hành khá vất vả nhưng bù lại các bạn sẽ không cần phải lo lắng về việc làm sau khi tốt nghiệp. Các chuyên ngành được quan tâm và đăng ký theo học nhiều nhất của nhóm ngành Y Dược có thể kể đến như: Dược, Điều dưỡng, Hộ sinh, Xét nghiệm Y học, Y học cổ truyền, Kỹ thuật phục hồi chức năng,…

Khối B gồm những ngành nào?

Khối B gồm những ngành nào?

Với điểm chuẩn đầu vào rất cao nên không phải thí sinh nào cũng có đủ khả năng để đỗ vào các trường Đại học Y Dược. Đặc biệt với những bạn có học lực trung bình khá thì lựa chọn học hệ Cao đẳng là hoàn toàn đúng đắn. Hiện nay hầu hết các trường đều tuyển sinh Dược sĩ Cao đẳng, Điều dưỡng viên Cao đẳng,…với điều kiện đơn giản hơn rất nhiều so với hệ Đại học. Theo đó, các bạn chỉ cần đỗ tốt nghiệp là hoàn toàn có thể đăng ký theo học tại trường. Sinh viên khi tốt nghiệp tại các trường Cao đẳng Y Dược đều có cơ hội nghề nghiệp vô cùng rộng mở và mức thu nhập không hề kém cạnh với những ứng viên có bằng Đại học.

Ngành Công nghệ sinh học

Với những bạn yêu thích thực phẩm, công nghệ trong chế biến và bảo quản thì có thể đăng ký học ngành Công nghệ sinh học.

Nhiệm vụ của ngành học này là nghiên cứu các sinh vật như động thực vật, vi sinh vật cũng như con người để có thể tìm được biện pháp cải thiện hay trị bệnh mới. Ngoài ra, bạn cũng sẽ tham gia vào xử lý vấn đề ô nhiễm môi trường cũng như tìm ra biện pháp nhằm nâng cao năng suất cây trồng. Khí hậu đang dần thay đổi khiến cho tính chất nhiều loại cây trồng có thể thay đổi, do đó nhiệm vụ của ngành học này là vô cùng quan trọng.

Ngành Sản xuất chế biến thực phẩm

Đây là ngành học nhận được rất nhiều sự quan tâm của các thí sinh học khối B. Ngành Sản xuất chế biến thực phẩm có triển vọng nghề nghiệp vô cùng khởi sắc trong những năm gần đây.

Nhiệm vụ của ngành Sản xuất chế biến thực phẩm là tạo ra các sản phẩm chất lượng trong chế biến và bảo quản sản phẩm sau thu hoạch và chăn nuôi.

Ngành Thú y

Hiện nay, thị trường thú cưng tại Việt Nam phát triển vô cùng mạnh mẽ. Do đó, đây là ngành học thu hút được rất nhiều sự quan tâm của các bạn trẻ. Bên cạnh đó, Việt Nam lâu nay là một đất nước nông nghiệp, do đó lĩnh vực chăn nuôi gia súc và gia cầm sẽ rất phát triển. Chính vì vậy, sinh viên theo học ngành Thú y sẽ không bao giờ phải lo thất nghiệp.

Nhóm ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản

Đây là nhóm ngành mũi nhọn ở nước ta. Do đó, nhu cầu về nguồn nhân lực của nhóm ngành này là vô cùng lớn.

Đặc biệt, điểm chuẩn của nhóm ngành này thường không cao tạo điều kiện thuận lợi cho các thí sinh theo đuổi ngành học yêu thích. Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại nhiều tỉnh thành khác mà không nhất thiết phải bắt buộc ở lại thành phố lớn.

Bên cạnh những ngành nghề kể trên, khối B còn rất nhiều ngành nghề với nhiều lĩnh vực khác nhau. Do đó, các bạn hãy dựa vào sở thích và năng lực của bản thân để theo học một ngành nghề cụ thể giúp bản thân phát triển tốt nhất trong tương lai.

Cách chọn ngành nghề phù hợp cho thí sinh học khối B

Khi lựa chọn ngành nghề, thí sinh học khối B cần tìm hiểu thật kĩ bởi đây là quyết định quan trọng ảnh hưởng đến tương lai của các bạn. Dưới đây là những yếu tố cơ bản để thí sinh tham khảo trước khi lựa chọn ngành nghề cho bản thân:

Cách chọn ngành nghề phù hợp cho thí sinh học khối B

Cách chọn ngành nghề phù hợp cho thí sinh học khối B

  • Khả năng học tập: Xác định điểm mạnh, điểm yếu của bản thân qua các môn học. Từ đó lựa chọn ngành nghề xét tuyển theo tổ hợp môn thế mạnh của bản thân.
  • Cân nhắc khả năng tài chính của gia đình: một số ngành học sẽ có học phí khá cao. Do đó, các bạn cần tham khảo cụ thể để phù hợp nhất với hoàn cảnh của gia đình.
  • Lựa chọn ngành học dựa trên sở thích, đam mê: Thực tế nếu bạn lựa chọn học một ngành học mà bản thân yêu thích thì chúng ta sẽ có động lực để học tập và phát triển hơn. Đây cũng sẽ là yếu tố giúp bạn gắn bó lâu dài với nghề nghiệp sau khi ra trường.
  • Tìm hiểu về thị trường lao động: Xác định các ngành nghề nào đang có nhu cầu cao, tiềm năng phát triển tốt trong tương lai để đăng lý theo học.
  • Tham khảo ý kiến: Trao đổi với thầy cô giáo, chuyên gia tư vấn hướng nghiệp để có thêm thông tin về các ngành nghề và lựa chọn ngành nghề phù hợp nhất với bản thân.
  • Khám phá bản thân: Tham gia các hoạt động ngoại khóa, đọc sách, tìm hiểu về các ngành nghề khác nhau để xác định sở thích của bản thân trước khi lựa chọn ngành nghề.

Bài viết trên đã giải đáp toàn bộ thông tin chi tiết cho câu hỏi: Khối B gồm những ngành nào? Cách chọn ngành nghề phù hợp cho thí sinh khối B? Qua đây hy vọng các bạn đã có định hướng về nghề nghiệp trong tương lai để từ đó có kế hoạch học tập cụ thể cho bản thân.

Rate this post