Tinh dầu sả là một loại tinh dầu thiên nhiên được chiết xuất từ lá và cành của cây sả nên có mùi thơm dễ chịu và đem đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe người dùng. Vậy ngửi nhiều tinh dầu sả có hại không? Để có giải đáp chi tiết bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Nội dung tóm tắt
Ngửi nhiều tinh dầu sả có hại không?
Ngửi nhiều tinh dầu sả có hại không? Câu trả lời CÓ, nếu như sử dụng không đúng cách hoặc quá lạm dụng. Một số những tác hại nếu ngửi tinh dầu sả quá nhiều như:
Gây ngộ độc
Để đáp ứng nhu cầu của người sử dụng đã có nhiều sản phẩm tinh dầu sả ra đời, tuy nhiên có nhiều sản phẩm kém chất lượng được bày bán trôi nổi trên thị trường. Điều này cũng là nguyên nhân gây ra nhiều vụ ngộ độc tinh dầu sả, đặc biệt đối tượng trẻ em và phụ nữ mang thai dễ gặp tình trạng này.
Triệu chứng phổ biến khi bị ngộ độc tinh dầu sả như: Chóng mặt, nôn mửa, đau dạ dày, khó thở… Nếu không được xử lý nhanh chóng sẽ gây tổn thương nghiêm trọng hơn như phổi, suy nhược hệ thần kinh trung ương và ảnh hưởng đến tính mạng con người.
Xem thêm:
- Tinh dầu sả chanh có tác dụng gì? Cách dùng hiệu quả
- Tìm hiểu tác dụng của lá khuynh diệp và lưu ý khi sử dụng
Tăng độ nhạy cảm với ánh nắng mặt trời
Trong một số loại tinh dầu sả như tinh dầu citric hoặc tinh dầu cam bergamot, khi sử dụng sẽ cần hết sức cẩn thận vì có chứa chất furocoumarin. Nếu xông tinh dầu này quá lâu hoặc ngửi lâu sẽ khiến cho da của bạn bị bỏng rát nếu tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
Làm tổn thương da
Xông tinh dầu cũng có thể gây dị ứng, nhất là đối tượng trẻ em hoặc người có làn da nhạy cảm.
Ban đầu ở mức độ nhẹ da sẽ bị mẩn đỏ, nứt nẻ, ngứa. Trường hợp nghiêm trọng hơn sẽ dẫn đến nổi mề đay toàn thân, gây bỏng rát dữ dội.
Gây hại cho phụ nữ mang thai
Tinh dầu sả được sản xuất tại các nhà máy có sử dụng hóa chất không phải được làm từ những nguyên liệu tự nhiên sẽ khiến cho phụ nữ mang thai khi tiếp xúc gần xuất hiện các triệu chứng như chóng mặt, buồn nôn, tức ngực, đau đầu…
Khi sử dụng ngửi nhiều trong môi trường kín, tinh dầu sả sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi và sức khỏe mẹ bầu.
Gây dị ứng
Ngoài những triệu chứng dị ứng ở bề mặt da, việc ngửi nhiều tinh dầu sả có thể gây hại cho mắt hoặc hệ hô hấp.
Một số những triệu chứng sẽ xuất hiện khi ngửi nhiều tinh dầu sả gây ra dị ứng như: Sổ mũi, cay mắt, nghẹt mũi, chảy nước mắt…
Những dấu hiệu này có thể kéo dài từ vài giờ đến vài ngày. Trong trường hợp các triệu chứng không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn hãy đi khám bác sĩ chuyên khoa sớm để có phương pháp xử lý nhanh chóng, kịp thời.
Cách sử dụng tinh dầu sả đúng cách an toàn và hiệu quả
Như thông tin đã chia sẻ ở trên, tinh dầu sả có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn nên trước khi sử dụng tinh dầu người dùng nên thực hiện những việc như:
- Tham khảo ý kiến của Bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng, đặc biệt với những trường hợp người có tiền sử mắc bệnh tiểu đường, huyết áp thấp hay những bệnh lý về đường hô hấp như hen phế quản, bệnh gan, người đang trong thời gian hóa trị, phụ nữ có thai hoặc đang trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ.
- Nên thử phản ứng dị ứng ở trên một vùng da nhỏ nếu nhận thấy hiện tượng phát ban hoặc kích ứng ngừng lại không sử dụng.
- Pha loãng tinh dầu trước khi sử dụng.
Việc dùng tinh dầu sả đúng cách sẽ đem đến nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, tham khảo một số cách sử dụng tinh dầu sả kết hợp với biện pháp chăm sóc cá nhân hàng ngày để đạt hiệu quả cao nhất như:
- Massage: Thực hiện hòa tan tinh dầu sả vào 1 thìa cà phê khoảng 10mk dầu nền với các loại dầu dừa, dầu hạnh nhân hoặc dầu jojoba… Massage nhẹ nhàng để thư giãn tinh thần, cải thiện tình trạng mệt mỏi, căng thẳng sau những giờ học tập và làm việc
- Xông thơm: Sử dụng máy khuếch tán tinh dầu thêm vào đó vài giọt tinh dầu sả, tùy thuộc vào diện tích phòng để không gian thơm nhẹ nhàng, thoải mái
- Xông hơi: Hòa vài giọt tinh dầu sả vào nước xông để giúp tăng tiết mồ hôi, giải cảm và tăng cường sự tỉnh táo
- Sử dụng những sản phẩm chăm sóc cá nhân có thành phần làm từ tinh dầu sả như: Lựa chọn dầu gội, sữa tắm, dầu xả để giảm trạng thái tinh thần căng thẳng, mệt mỏi nhằm mang lại cảm giác sảng khoái
- Nhỏ trực tiếp tinh dầu sả lên sàn nhà hoặc một góc trong phòng để hương thơm lan tỏa tự nhiên giúp khử mùi hôi và xua đuổi côn trùng
Lưu ý khi sử dụng tinh dầu
Thay vì thắc mắc xông tinh dầu có hại không, bạn cần hiểu rằng bất cứ phương pháp phòng và chữa bệnh nào cũng có cả mặt tốt và mặt xấu. Để ngăn chặn tác dụng phụ khi xông tinh dầu, bạn hãy ghi nhớ những lưu ý sau:
- Nên lựa chọn những loại tinh dầu có nhãn mác, nguồn gốc rõ ràng.
- Nên sử dụng những loại tinh dầu chứa các nguyên liệu từ thiên nhiên.
- Trước khi sử dụng một loại tinh dầu mới, bạn nên thử nghiệm trước với một lượng nhỏ.
- Không nên xông tinh dầu trong phòng kín để tránh bị ngộ độc.
- Không được dùng trực tiếp tinh dầu sả lên da hoặc các vùng da nhạy cảm như khu vực xung quanh mắt, tai, mũi, miệng,….
- Pha loãng tinh dầu sả trước khi sử dụng.
- Tinh dầu tinh khiết rất dễ bắt cháy vì vậy cần tránh để tinh dầu gần nơi có lửa.
- Không nên uống tinh dầu, trừ khi có sự hướng dẫn của chuyên gia y tế.
Hy vọng qua bài viết được rucospa.vn chia sẻ ở trên, bạn đọc đã có lời giải đáp cho thắc mắc: Ngửi tinh dầu nhiều có hại không? Từ đó sẽ biết cách sử dụng đúng, đạt hiệu quả, hạn chế tác dụng phụ có thể xảy ra.