Dầu dừa nấu ăn được không và cách sử dụng để mang lại hiệu quả

Dầu dừa được biết đến là một loại dầu có tác dụng rất lớn với sức khỏe và làm đẹp. Tuy nhiên, câu hỏi nhiều có người khá thắc mắc là dầu dừa nấu ăn được không và cách sử dụng để mang lại hiệu quả. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Đặc tính của dầu dừa

Dầu dừa là chất béo 100%, trong đó có khoảng 80-90% là chất béo bão hòa. Chính nhờ yếu tố này mà khi để ở nhiệt độ phòng hay nhiệt độ lạnh, kết cấu của dầu dừa sẽ trở nên rắn chắc.

Dau-dua-khong-chua-cholesterol

Dầu dừa không chứa cholesterol

Xem ngay: ăn dầu dừa có tác dụng gì để biết tác dụng của dầu

Chất béo được tạo thành từ các phân tử nhỏ hơn gọi là axit béo, và trong dầu dừa cũng có một số loại axit béo bão hòa. Trong đó, loại trội hơn hẳn là axit lauric (47%), tiếp đến là axit myristic và axit palmitic nhưng với hàm lượng nhỏ hơn mà đã được nghiên cứu và chứng minh là làm tăng nồng độ cholesterol LDL (cholesterol xấu). Ngoài ra, còn có một lượng nhỏ chất béo không bão hòa đơn cùng chất béo không bão hòa đa.

Dầu dừa không chứa cholesterol hay chất xơ, và chỉ có chút ít vitamin, khoáng chất cũng như sterol thực vật. Sterol thực vật có một cấu trúc hóa học tương tự với cholesterol trong máu, và có thể giúp ngăn chặn sự hấp thu của cholesterol trong cơ thể. Tuy nhiên, hàm lượng sterol thực vật có trong vài thìa canh dầu dừa là quá ít để tạo ra tác động có lợi.

Dầu dừa nấu ăn được không?

Dầu dừa nguyên chất là loại dầu tốt nhất mà bạn có thể dùng để nấu ăn ở nhiệt độ cao (chiên, xào, nướng). Dầu dừa nguyên chất có điểm khói cao và chất béo trong dầu dừa chủ yếu là chất béo bão hòa (saturated fats) – chiếm khoảng 90% – nên bạn có thể yên tâm dùng để nấu ăn.

Các nhà nghiên cứu đã làm thí nghiệm để xác định và so sánh lượng chất độc aldehyde sinh ra khi đun nóng các loại dầu khác nhau ở nhiệt độ cao. Kết quả nghiên cứu cho thấy dầu dừa sinh ra lượng aldehyde ít nhất trong số các loại dầu đã thí nghiệm. Do đó nếu muốn nấu các món chiên, xào thì dầu tốt nhất để sử dụng là dầu dừa nguyên chất. Tuy nhiên, bạn cũng không nên chiên xào quá lâu.

Ghi chú: Aldehyde là chất độc đối với cơ thể con người, có thể gây ra một số loại ung thư, bệnh tim mạch, những bệnh thoái hóa thần kinh như bệnh mất trí nhớ, Parkinson và Alzheimer.

Các loại dầu ăn khác cần được đựng trong chai tối màu (tránh ánh sáng) và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh sau khi mở nắp. Tuy nhiên, dầu dừa có thể đựng trong chai màu sáng, bảo quản ở ngoài tủ lạnh mà không sợ bị ô-xy hóa.

Lưu ý: Ở nhiệt độ dưới 25oC, dầu dừa nguyên chất sẽ bị đông đặc lại. Bạn có thể dùng thìa múc dầu dừa đông đặc cho vào chảo nấu ăn như thường.

Ngoài việc dùng để nấu ăn ở nhiệt độ cao, dầu dừa còn là sản phẩm rất tốt để chăm sóc sức khỏe răng miệng, giúp tiêu hóa tốt (giúp diệt các vi khuẩn có hại trong đường tiêu hóa), giúp nhanh chóng cung cấp năng lượng cho cơ thể, giúp giảm cân, tốt cho tim mạch (tăng mức cholesterol tốt, giảm mức cholesterol xấu).

Cách sử dụng

Khuay-deu-truoc-khi-su-dung

Khuấy đều trước khi sử dụng

Click ngay: dầu dừa cho tóc để biết cách làm hiệu quả

Điểm nóng chảy của dầu dừa là 78°F (25°C). Nếu dầu hóa lỏng vào một ngày có nhiệt độ cao, hãy khuấy đều trước khi sử dụng.

  • Khi thay thế dầu dừa cho bơ hoặc mỡ trừu thực vật (vegetable shortening), hãy dùng ít hơn 25% dầu dừa so với hàm lượng bơ được liệt kê trong công thức vì tỷ lệ phần trăm chất béo rắn của nó cao hơn. Nếu không muốn có mùi dừa thì bạn có thể sử dụng dầu dừa tinh luyện (refined coconut oil, tuy nhiên có ý kiến cho rằng dầu tinh luyện tiềm ẩn nguy cơ về sức khỏe – BT).
  • Cho thêm một thìa canh dầu dừa nguyên chất vào các loại sốt hoặc cà ri để món ăn thơm ngon hơn.
  • Khi xào qua rau, hãy dùng một thìa canh dầu dừa nguyên chất để tăng hương vị.

Trên đây là dầu dừa nấu ăn được không và cách sử dụng để mang lại hiệu quả. Hy vọng bài viết của chúng tôi đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin.

Rate this post